Di sản Lê Thị Lựu

Đánh giá

Bà được xem là nữ họa sĩ hiện đại đầu tiên của Việt Nam.[2][81][82] Cùng với Mai Trung Thứ, Lê PhổVũ Cao Đàm, Lê Thị Lựu nằm trong bộ tứ họa sĩ Việt Nam tại Pháp là Phổ – Thứ – Lựu – Đàm.[83][84][85] Theo các đánh giá từ những nhà phê bình chuyên môn, Lê Thị Lựu là họa sĩ hiếm hoi trong nền mỹ thuật nước nhà khi "lột tả được hai sắc thái đối lập trong tranh, vừa có sự nhẹ nhàng, mềm mại, lại vừa dữ dội, bạo liệt".[86] Theo đánh giá của nhà phê bình Thụy Khuê, tranh của Lê Thị Lựu có "màu vui, nét sáng" mà vẫn "thoảng buồn", như "một vết thương đời không thể xoá"; trong tranh, bà luôn gợi lại cho người xem không khí và con người Việt Nam những năm thập niên 1930 "của núi rừng và thành thị". Bà cũng ghi nhận tài năng của Lê Thị Lựu khi "không những đã ghi lại dáng vóc, hình ảnh người phụ nữ thời Tự Lực văn đoàn, trong tranh mà bà còn mang cả số phận một thế hệ phụ nữ, trong mình" và tán dương Lê Thị Lựu:[26]

Bà chính là người phụ nữ nhẫn nhục, là Mai của thời đại, đã trường kỳ chịu đựng nền giáo lý cổ hủ và đã xây dựng trên đống tro tàn của định mệnh giáo điều một sự nghiệp vẻ vang trong sáng tạo nghệ thuật.

Theo ông Ngô Thế Tân, chồng bà Lê Thị Lựu, các bức tranh sơn dầu của nữ họa sĩ đã được ông Tardieu so sánh là giống với Paul Cézanne. Ông cũng nhận xét về các tác phẩm của bà có "Nét bút rất bạo, già, màu sắc linh động, hoà hài, bố cục vững vàng, cân đối. Mỗi cảnh một bầu không khí riêng biệt".[59]

Giá trị tác phẩm

Sau khi qua đời, tranh của Lê Thị Lựu đã được các bảo tàng, các nhà sưu tập tranh thế giới rất quan tâm, thường có mặt trong các cuộc đấu giá nhà Christie's hay Sotheby’s... và được mua với giá rất cao.[66]

Từ năm 1987, tức trước khi bà qua đời một năm, có một nhà môi giới nghệ thuật ở Anh đã tìm gặp Lê Thị Lựu để chọn mua một họa phẩm cho bảo tàng tại Luân Đôn; một bức tranh của bà sau đó đã được chọn mua với giá 40 ngàn bảng Anh.[66] Trong phiên đấu giá Nghệ thuật Đông Nam Á hiện đại và đương đại của Sotheby’s Hong Kong diễn ra vào ngày 1 tháng 4 năm 2018, bức Trẻ em nghịch hoa của Lê Thị Lựu đã được bán với giá 207.821 USD, tương đương hơn 5 tỷ đồng VND.[66][87] Ngày 21 tháng 4 năm 2022, tác phẩm Mẹ và con của bà tiếp tục được bán đấu giá tại Sotheby’s với giá 573.925 USD, tương đương hơn 13 tỷ đồng VND, là mức giá cao nhất trong phiên bán Indochine gồm 49 tranh hiện đại, tạp chí cũ của các họa sĩ, giáo viên tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.[88][89]

Tìm kiếm và trưng bày tại Việt Nam

Trong khoảng thời gian viết bài "Lê Thị Lựu, ấn tượng hoàng hôn", nhà phê bình Thụy Khuê đã nảy sinh ý định đưa những tác phẩm hội họa của Lê Thị Lựu về Việt Nam, nhưng khi đó các tranh vẽ của nữ họa sĩ theo Thụy Khuê đã hoàn toàn bị thất lạc, và các bảo tàng khắp Việt Nam đều không có lấy một bức tranh nào của Lê Thị Lựu.[6][90]

Năm 1990, Thụy Khuê đảm nhận phụ trách chương trình Văn học Nghệ thuật của Đài phát thanh quốc tế Pháp (RFI); rồi ngày 24 tháng 3 năm 1991, trong một cuộc phỏng vấn của Thụy Khuê với họa sĩ Vũ Cao Đàm, người trước đó từng có dịp làm quen với bà trong một lần Lê Thị Lựu dẫn cùng đến chơi nhà, bà đã có được những thông tin đầu tiên về Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (nay là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam) và đời sống của những lớp thế hệ sinh viên đầu tiên ra trường, trong đó có Lê Thị Lựu, sang Pháp sinh sống. Trước thời điểm này, bà cũng từng ngỏ ý với Vũ Cao Đàm để xin tranh cho bảo tàng tại Việt Nam; tuy họa sĩ đồng ý nhưng vợ của ông lại không.[90]

Trong nỗ lực nhằm đưa các tác phẩm của những họa sĩ nổi tiếng người Việt tại Pháp, Thụy Khuê đã thực hiện một số buổi phỏng vấn với các nghệ sĩ trên RFI, trong đó có Ngô Thế Tân và vợ chồng Lê Phổ. Nhân kỷ niệm ba năm ngày mất của họa sĩ Lê Thị Lựu, vào ngày 9 tháng 6 năm 1991, Thụy Khuê thực hiện một cuộc phỏng vấn với ông Ngô Thế Tân về cuộc đời vợ và về ba người bạn thân Mai Trung Thứ, Lê Phổ và Vũ Cao Đàm, cho chương trình.[91] Tại buổi trò chuyện này, ông Tân đã úp mở ý định đưa tranh của Lê Thị Lựu về nước, nhưng chỉ khi "nước ta dân chủ hóa và bảo tàng có ý yêu cầu thì ngày đó sẽ tính sau". Lý do cho việc này là vì tác phẩm do Lê Thị Lựu vẽ năm 1975 Phụ nữ gặt lúa, từng được tặng cho Hội Mỹ thuật Việt Nam trong chuyến thăm của Lựu về quê nhà, nhưng sau một thời gian thì mất tích.[59][59][90] Dù vậy, chỉ ba năm sau, vào ngày 8 tháng 5 năm 1994,[92] ông Ngô Thế Tân đã trao cho vợ chồng Thụy Khuê bộ sưu tập gồm 18 bức tranh và hai bản sao chụp tác phẩm, và dặn Thụy Khuê rằng chỉ đưa những tranh này về khi có sự bảo đảm rằng tranh sẽ không biến mất, hoặc bị sao chép hay bán ra nước ngoài.[90] Bên cạnh bộ sưu tập này, vợ chồng Thụy Khuê còn có một bộ sưu tập riêng khác gồm 9 tranh vẽ của Lê Thị Lựu, trong đó 8 bức tranh thuộc quyền sở hữu ông bà còn bức còn lại thuộc quyền sở hữu của ông Tân;[92] các bức tranh trong cả hai bộ sưu tập này đều được sáng tác trong giai đoạn 1940–1988.[92] Thụy Khuê cũng ngỏ lời thuyết phục họa sĩ Lê Phổ trong cuộc phỏng vấn vào năm 1993 và được ông cho biết rằng sau khi ông mất thì sẽ nhờ người nhà "biếu", "tặng" khoảng 20 đến 30 tác phẩm cho một bảo tàng ở Hà Nội.[93][93] Sau đó, dù trong hai cuộc phỏng vấn được phát trên đài RFI ngày 12 tháng 6 năm 1994, cả Lê Phổ và ông Ngô Thế Tân đã xác nhận lại một lần nữa về ý định tặng các bức tranh của Lê Phổ, Lê Thị Lựu và cả Vũ Cao Đàm[lower-alpha 11] cho các bảo tàng tại Việt Nam,[93] tuy nhiên lúc này vẫn chưa có hồi đáp lại từ phía Bộ văn hóa Việt Nam.[lower-alpha 12][lower-alpha 13][93]

Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, nơi lưu giữ những tác phẩm của Lê Thị Lựu hiện nay

Vào năm 2015, nhà sưu tầm tranh Nguyễn Minh đã tổ chức một buổi triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mang tên Hội họa Việt Nam - Một diện mạo khác, trong đó lần đầu tiên các tác phẩm của Lê Thị Lựu ra mắt với công chúng trong nước.[68][95] Sau đó, 24 năm sau cuộc phỏng vấn với Lê Phổ và Ngô Thế Tân vào năm 1994,[5] trong một chuyến về Việt Nam vào tháng 11 và tháng 12 năm 2017,[9][11] nhận thấy tình hình Việt Nam đã thay đổi, cùng với đó là vấn đề về bảo quản di tích lịch sử và mỹ thuật Việt Nam có bước tiến triển lớn, vợ chồng Thụy Khuê và Lê Tất Luyện mới quyết định trao tặng Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh hai bộ sưu tập tranh vẽ của Lê Thị Lựu,[9] gồm bộ sưu tập của Ngô Thế Tân và của Thụy Khuê – Lê Tất Luyện, lần lượt vào hai đợt: tháng 6 năm 2018 (bộ sưu tập của Ngô Thế Tân, trao tặng nhân dịp 30 năm ngày mất Lê Thị Lựu[9]) và tháng 10 năm 2018 (bộ sưu tập của vợ chồng Thụy Khuê).[63][96] Tất cả 29 bức tranh, cùng với các bài thơ, bút tích, hình ảnh của Lê Thị Lựu và tài liệu về cuộc đời bà và những bạn họa sĩ của bà, sau đó đã được trưng bày tại triển lãm Lê Thị Lựu – Ấn tượng hoàng hôn tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23 tháng 11).[5][92][66] Triển lãm diễn ra trong vòng một tháng và sau đó các bức tranh này sẽ được tiếp tục trưng bày trong một khu vực riêng từ 4–5 năm. Ông Trịnh Xuân Yên, phó giám đốc của Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố, cho biết các tác phẩm khi được trao đều ở tình trạng bảo quản rất tốt, và nhận định việc làm của vợ chồng Thụy Khuê cho thấy "lòng tự tôn dân tộc rất lớn. Họ mong muốn được thấy tác phẩm của danh họa Việt Nam được trưng bày trong nước, thay vì bị "chảy máu" và lưu lạc ở nước ngoài như nhiều năm nay".[5] Dù vậy, các tác phẩm này tính đến thời điểm diễn triển lãm vẫn chưa được mua bảo hiểm để tránh các trường hợp như tranh sẽ bị sao chép, đánh cắp, v.v..[66]

Vào tháng 7 năm 2022, hãng bán đấu giá Sotheby's đã tổ chức một buổi triển lãm tranh phi thương mại đầu tiên của mình tại Việt Nam,[97] mang tên Hồn xưa bến lạ, diễn ra từ ngày 11 tháng 7 đến 14 tháng 7 tại khách sạn Park Hyatt Saigon, trong đó trưng bày 56 bức tranh vẽ của bộ tứ Phổ – Thứ – Lựu – Đàm, được coi là một trong những triển lãm tranh Đông Dương lớn nhất tại Việt Nam về cả giá trị và số lượng.[85][98]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lê Thị Lựu http://www.artnet.com/artists/le-thi-luu/portrait-... http://www.artnet.com/artists/le-thi-luu/sc%C3%A8n... http://chimviet.free.fr/vanhoc/thuykhue/stt1/muclu... http://thuykhue.free.fr/LTL-ATHH/AnTuong.html http://thuykhue.free.fr/TLVD/TLVD-17-TruongMTDD1/1... http://baovanhoa.vn/nghe-thuat/my-thuat-nhiep-anh/... http://vannghequandoi.com.vn/su-kien/van-nghe/tran... http://daotao-vhttdl.vn/book.aspx?sitepageid=635&i... http://ape.gov.vn/cuoc-tro-ve-cua-tai-nu-hoi-hoa-v... https://www.christies.com/en/lot/lot-5904519